Hộp đen ô tô còn được biết đến với tên gọi hộp đen GPS là thiết bị định vị, giám sát hành trình, thiết kế chắc chắn với lớp vỏ bằng kim loại có tác dụng chống va đập, chống sốc. Hộp đen có thể sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết dù có khắc nghiệt đến mấy, ở nhiệt độ cao trên 80°C hộp đen vẫn hoạt động bình thường.
1. Hộp đen ô tô dùng để làm gì?
Khái niệm hộp đen ô tô có vẻ như đã quá quen thuộc với rất nhiều người nhưng chưa hẳn ai cũng biết rõ về công dụng của hộp đen dùng để làm gì. Dưới đây là giải đáp những tác dụng của hộp đen ô tô như sau:
1. Các loại phương tiện tham gia giao thông có kết nối internet và bộ định vị GPS đều được gắn hộp đen để đảm bảo ghi chép và lưu trữ tất cả hoạt động của xe trong quá trình tham gia giao thông.
2. Các doanh nghiệp vận tải hành như cho thuê xe, taxi, … cần phải lắp hộp đen ô tô để quản lý dễ dàng xe của mình. Nhờ hộp đen bạn có thể xác định vị trí xe, điểm dừng, cung đường đi chuyển như thế nào, …
Ngoài ra, hộp đen ô tô còn có tác dụng phân tích, nhận diện và phát ra tín hiệu cảnh báo người dùng trước những tình huống khẩn cấp.
2. Cấu tạo cơ bản hộp đen ô tô
Chíp định vị GPRS
Chíp định vị GPRS là một bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo của hộp đen ô tô, đây là thiết bị có chức năng thu nhận tín hiệu và định vị. Sử dụng công nghệ định vị hiện đại và mới nhất, chíp định vị GPRS ghi nhận chính xác tọa độ của các phương tiện trên 1 bản đồ vệ tinh.
Ăng ten GSM
Ăng ten GSM tích hợp và sử dụng trong hộp đen ô tô, là thiết bị duy trì các hoạt động giám sát diễn ra liên tục, ngoài chức năng truyền thông tin của xe đến máy chủ ăng ten còn thu lại dữ liệu mà người dùng truyền đến.
Bộ phận vi xử lý
Bộ phận vi xử lý có thiết kế nhờ cảm biến và nhận tín hiệu qua dây ACC, thiết bị có tác dụng thu thập thông tin liên quan đến trạng thái trong quá trình xe lưu thông.
Bộ phận cảnh báo và hiển thị
Đây là bộ phận không thể thiếu, phát ra tín hiệu để người dùng biết trong những trường hợp xe đi quá tốc độ để điều chỉnh ngay.
Thu nhận thông tin lái xe
Hộp đen của xe khách không thể thiếu được bộ phận thu nhận thông tin của lái xe, bao gồm:
• Đầu đọc thẻ:
+ Công nghệ sử dụng: thẻ RFID
+ Tần số hoạt động: 13,56Mhz
+ 3 tiêu chuẩn ISO/IEC 15693, ISO/IEC 14443-A và ISO/IEC 14443-B để thỏa mãn quy định về các dữ liệu trên thẻ.
• Thẻ nhận dạng lái xe:
+ Bộ nhớ tối thiểu: 64 byte
+ Dữ liệu ghi theo định dạng: ASCII